QuânSysAd's Blog: nas
Hiển thị các bài đăng có nhãn nas. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nas. Hiển thị tất cả bài đăng

20 tháng 3 2017

Cài debian cho nas buffalo ls-wvl

Một kinh nghiệm là chỉ nên gắn  1 ổ cứng khi cài debian từ stock firmware.
Hiện nay đã có cách để cài NAS bằng Debian Installer.
Thực hiện bằng phương pháp cài mồi. Tức là bạn cắm HDD vào trong hệ điều hành linux. Sau đó format ext3 cho phân vùng đầu tiên.
Sau đó thực hiện download 2 file cài đặt (Debian Installer) đưa vào phân vùng trên ổ cứng.
Địa chỉ download file cài đặt:
https://d-i.debian.org/daily-images/armel/daily/kirkwood/network-console/buffalo/ls-wvl/

 Tiếp theo là cắm ổ cứng vào NAS và thực hiện boot.
Lưu ý sau khi boot lên thì IP của NAS được cấp động vì thế bạn nên kết nối NAS với router wifi để dễ dàng cài đặt.
Cần kết nối ssh tới NAS thông qua IP DHCP để thực hiện cài đặt với mật khẩu mặc định là install.

ssh installer@IP_ADDRESS

Các bước  tiếp theo sẽ tương tự khi cài trên PC (giao diện qua SSH rất trực quan).



07 tháng 2 2017

Hướng dẫn sao lưu dữ liệu khi thay ổ cứng trên Buffalo LS-WVL qua cổng USB.

Mô tả: Bạn sử dụng buffalo LS-WVL, đã cắm 2 HDD, HDD 1 là để chạy OS, HDD 2 là để lưu dữ liệu. Bạn mua thêm 1 HDD 3 dung lượng cao hơn HDD 2 để thay thế cho HDD 2.
Bạn đã thực hiện tắt LS-WVL, rút HDD 2 ra và thay HDD 3 vào. Format để HDD 3 chạy.
Lúc này HDD 3 không có dữ liệu (ổ cứng mới). HDD 2 (đã rút) đang có dữ liệu cũ.
Bạn mua một chiếc hộp đựng ổ cứng USB hoặc dock USB để cắm vào cổng USB của Buffalo LS-WVL nhằm copy dữ liệu từ HDD 2 vào HDD 3.
Tuy nhiên vào giao diện của NAS thì ổ HDD 2 không hiện lên, và cũng không có cách nào để copy lại dữ liệu.


Hướng dẫn:

NAS Buffalo LS-WVL của bạn phải cập được vào root thông qua SSH (điều này là bắt buộc và có thể xem hướng dẫn ở chỗ khác).
Ta thấy rằng ổ cứng HDD 2 đã được format ở dạng RAID1. Vì thế ta sẽ sử dụng lệnh mdadm để tạo virtual device.

Bước 1: Thực hiện tạo thư mục để mount

mkdir /mnt/oldhdd

Bước 2: Thực hiện tạo md virtual device (giả sử HDD2 bây giờ là /dev/sdc và phân vùng data của HDD2 là /dev/sdc6)

mdadm -A -R /dev/md23 /dev/sdc6

Lưu ý /dev/md23 phải không bị trùng với các /dev/md* đang có  (trước khi đánh lệnh phải kiểm tra ls -la /dev/md*)

Bước 3: Thực hiện mount virtual device vào thư mục /mnt/oldhdd

mount /dev/md23 /mnt/oldhdd

Lúc này bạn có thể lấy dữ liệu ở trong thư mục /mnt/oldhdd

Chúc các bạn may mắn